Trẻ giành nhau đồ chơi, mẹ nên làm thế nào?

Nhiều bậc cha mẹ nhận ra rằng khi với các bé từ 2-3 tuổi thì khó có thể chơi ngoan với nhau được 15 phút. Việc giành nhau một món đồ chơi hầu như là chuyện thường thấy.

Bạn sẽ làm gì nếu nhìn thấy con của bạn bị bọn trẻ khác cướp đồ chơi? hoặc con bạn giật đồ chơi từ đứa trẻ khác. Chắc chắn rất nhiều cha mẹ đã gặp phải tình huống này. Vậy cha mẹ cần xử trí như thế nào?

Cha mẹ có nên can thiệp?

Piaget, một nhà tâm lý học nổi tiếng, đã khẳng định qua nghiên cứu rằng trẻ em bắt đầu đánh thức ý thức về bản thân từ tuổi lên 2. Nếu không có sự hướng dẫn, trẻ bắt đầu sống íc kỷ, chúng bắt đầu thu mình, đây cũng là dấu hiệu đánh thức nhận thức của quyền sở hữu.

Quan điểm này được nhiều chuyên gia ủng hộ, chẳng hạn như Giáo sư Li Meijin, một chuyên gia tâm lý nổi tiếng ở Trung Quốc, người đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này với các bậc phụ huynh trong các bài giảng của mình.

Bởi vì dù ở độ tuổi 3 hoặc 4, các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ và trẻ chỉ có thể tiếp tục biểu đạt và tương tác với ngôn ngữ cơ thể.

Vì vậy, trong mắt các bậc cha mẹ, trẻ có thể thích giành giật đồ chơi nhưng thực chất đây là một quá trình chuyển giao quyền tài sản. Trẻ nghĩ rằng món đồ chơi đó là của bé và bé muốn bảo vệ quyền sở hữu của mình. Lúc này, cha mẹ không nên can thiệp.

Nếu bạn lấy đồ chơi của con mình cho bạn khác, khi lớn lên, trẻ có thể không biết cách bảo vệ quyền và lợi ích của mình hoặc có thể, trẻ sẽ tự ý xâm phạm đồ của người khác. Ví dụ, nhiều trẻ tùy ý giật đồ chơi, đồ ăn vặt của người khác mà không hề hay biết rằng mình đã làm sai.

Đối với những đứa trẻ ở cùng độ tuổi, đó cũng là một cách giao tiếp xã hội độc đáo đối với nhóm tuổi của chúng. Nếu cha mẹ ngăn cản việc trẻ tranh giành đồ chơi. Rất có thể điều này sẽ ảnh hưởng đến tình bạn của trẻ. Thậm chí, có không ít những trường hợp trẻ em chơi với nhau nhưng làm mất lòng người lớn. Chuyện này không đáng một chút nào.

Không khó để nhận thấy, việc trẻ em cướp đồ chơi có thể là sự đánh thức ý thức về quyền sở hữu tài sản và quá trình trưởng thành cần thiết . Tuy nhiên, các bậc cha mẹ đã không làm tốt công tác hướng dẫn để các em thiếu sót trong việc trau dồi nhận thức đúng đắn về quyền sở hữu tài sản. Cũng có thể do cha mẹ tự ý can thiệp, xử lý dưới góc độ của người lớn có thể phá hỏng sự tương tác bình thường giữa các bé.

tre-1

 

Khi trẻ em tranh giành đồ chơi của nhau, cha mẹ nên làm gì?

Giáo sư Li Meijin từng khuyên các bậc cha mẹ: “Đối mặt với việc trẻ giành giật đồ chơi của người khác, cha mẹ không nên vội vàng mắng mỏ mà trước hết hãy dạy con học sự khác biệt giữa bạn và tôi”.

Có nghĩa là cha mẹ trước hết phải hình thành nhận thức đúng đắn về quyền tài sản cho con cái, để chúng hiểu “cái gì là của mình là của mình” và “cái gì thuộc về mình thì không  thuộc về người khác” và ngược lại “cái gì thuộc về người khác thì không phải là của mình”. Chỉ khi hiểu được những ranh giới này, trẻ sẽ không tùy tiện lấy và lấy đồ của người khác. Và khi bị người khác cướp đồ chơi và các vật dụng khác, cha mẹ cũng nên dạy con bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của con.

Bé giành đồ chơi với anh/chị/em trong nhà: Nên hay không nên làm gì?

Với những mâu thuẫn nhỏ, mẹ có thể quan sát và để bé học cách tự giải quyết ổn thỏa chuyện của mình. Với tranh cãi lớn hơn, mẹ hãy lắng nghe, chia sẻ và hướng dẫn các bé cách để chia sẻ với nhau.

 

Bên cạnh đó, mẹ cần là người giải quyết công tâm, để khiến các bé không thấy bị thiệt so với bạn. Hãy đưa ra những câu hỏi thông minh như đồ chơi này của ai? Tại sao bé lại giành nó với bạn? Bé cảm thấy thế nào?… Hãy kiềm chế những cảm xúc xấu như cáu gắt, bực bội… ở bé và tạm hướng bé tập trung sang những vấn đề khác.

Đặc biệt, mẹ nên tôn trọng cảm xúc và suy nghĩ của trẻ. Trước khi trẻ chưa hiểu vấn đề, tuyệt đối không áp đặt suy nghĩ của mình vào trẻ.

Thay vì bắt bé phải làm thế này thế kia hay truy cho cùng xem ai là người sai trái, mẹ nên hướng dẫn giúp bé nhận thức được cách xử lí thông minh trong trường hợp này. Đừng khiến bé cảm thấy như mình là kẻ có lỗi, việc này sẽ tạo nên phản ứng ngược và bé sẽ trở nên ngày càng cáu kỉnh hơn.

Bước 1: Không can thiệp ngay.

Khi trẻ xảy ra tranh chấp, người lớn thường gấp gáp can thiệp để giảm thiểu tối đa mức độ tranh chấp ở trẻ. Tuy nhiên, bạn nên để sự tranh chấp xảy ra bởi đây chính là cơ hội để trẻ học cách xử lý tình huống. Chúng ta chỉ nên can thiệp khi mâu thuẫn dần lớn, không chỉ là “lời qua tiếng lại” nữa.

Bước 2: Để trẻ bình tĩnh.

Khi nóng giận người lớn còn mất bình tĩnh huống chi là trẻ nhỏ. Thay vì cố gắng phân giải ngay tại chỗ, cha mẹ nên tách trẻ ra đứng riêng biệt. Trấn an trẻ bằng những câu như “Con bình tĩnh và nói cho ba/mẹ biết có chuyện gì được chứ?”

Nhấn mạnh cho trẻ hiểu rằng con cần phải bình tĩnh.

Ví dụ như trẻ đang khóc, hãy ôm trẻ và nói “Con khóc thì kể sẽ không rõ ràng. Hít thở sâu nào, nín khóc rồi kể lại mọi chuyện cho ba/mẹ hiểu được không?”

Việc quan trọng hàng đầu để là một nhà hòa giải chính là sự bình tĩnh bằng cách trấn an trẻ và hướng dẫn trẻ hít thở sâu.

Và khi trẻ đã bình tĩnh lại, kể đầu đuôi câu chuyện thì cha mẹ hãy nghiêm túc lắng nghe. Việc được lắng nghe sẽ giúp trẻ cảm thấy mình được cảm thông, cảm xúc tiêu cực cũng sẽ được giảm bớt. Đôi khi tới bước này, mâu thuẫn giữa các con đã được giải quyết. Trong trường hợp trẻ vẫn muốn một sự hòa giải cụ thể thì ta sẽ cùng chuyển sang bước thứ 3.

Bước 3. Cùng trẻ giải quyết.

Mở một “hội nghị bàn tròn” cùng các con nói chuyện, phân tích mặt tích cực của chơi cùng nhau, rằng việc vì một món đồ mà các con xích mích thật là không đáng, rằng bạn bè thì chúng ta nên học cách sẻ chia…

Trong quá trình “phân xử” này, người lớn đóng vai trò nhà hòa giải là trung gian, phân tích khách quan cho trẻ, tuyệt đối cha mẹ không là người ra quyết định chính hoặc ép buộc trẻ phải chơi thế này, phải chơi thế kia.​