5 nguyên tắc vàng của người Nhật dạy con từ nhỏ

Trẻ em Nhật Bản rất đáng yêu, lịch sự và vô cùng kỷ luật. Ở Nhật, hiếm khi bạn nhìn thấy một đứa trẻ gào khóc trong siêu thị hay chỗ đông người.

Người Nhật không quy chụp hay áp đặt con cái

Đây là nguyên tắc đầu tiên và là luật “bất thành văn” mà mỗi cha, mẹ Nhật đều thuộc nằm lòng trong nguyên tắc ứng xử với con cái. Họ không áp đặt suy nghĩ của bản thân hay những điều sẵn có lên tư duy và suy nghĩ của con cái, mà ngược lại, khuyến khích trẻ tìm tòi tìm hiểu theo cách riêng của mình. Không dùng những lời lẽ và ngôn ngữ tiêu cực để nói với con. Họ không la mắng, chê trách và phủ nhận mọi cố gắng, nỗ lực của con mình, luôn khen ngợi một cách cụ thể và có chừng mực khi con làm đúng và làm tốt

Nếu như người Việt chỉ quen khen bé một cách chung chung như: con thật giỏi, con thật thông minh, con thật ngoan…thì người Nhật lại có cách dạy khác hoàn toàn. Họ khen một cách cụ thể và có chừng mực để bé không tự cao, tự phụ mà vẫn nhận ra thành tích của mình được ghi nhận và cần tiếp tục phát huy. VD: Mẹ Nhật sẽ nói “con tự đi giày chuẩn như người lớn” chứ không khen “con mẹ giỏi quá”.

Hạn chế việc xem ti vi quá nhiều và quá sớm

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts của ti vi có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thuỳ não trước, phá vỡ cấu trúc của đại não, ảnh hưởng đến năng lực suy nghĩ của bé. Vì vậy, các bậc phụ huynh Nhật cực kỳ hạn chế cho trẻ xem ti vi, nhất là khi bé còn quá nhỏ.

Kiên nhẫn, lặp đi lặp lại nhiều lần

Cũng giống như người Việt là có câu “muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”, người Nhật cho rằng việc những đứa bé hay thắc mắc, hay đặt câu hỏi và hỏi đi hỏi lại nhiều lần là chuyện hết sức bình thường. Chính điều đó thể hiện và giúp rèn luyện khả năng tư duy, mở mang nhận thức của bé. Vì thế, một trong số những cách dạy con thông minh là họ không tiếc thời gian và luôn đủ kiên nhẫn để trả lời mọi câu hỏi của con, dù là những câu hỏi ngây ngô nhất.

Không chỉ trích lỗi lầm và không làm bé xấu hổ trước mặt người khác

Trẻ em cũng giống như người lớn, không tránh khỏi việc mắc phải những sai lầm. Người Nhật đủ vị tha để nhận ra điều đó và thông cảm với những lỗi lầm của con giống như việc chấp nhận lỗi lầm của mình. Vì thế, họ sẽ giải thích, phân tích cho bé biết bé chưa đúng ở đâu để lần sau không phạm phải sai lầm thay vì mắng nhiếc, chỉ trích và làm bé xấu hổ trước mặt người khác. Việc làm đó chỉ khiến bé tự ti, thu mình, không dám thể hiện bản thân và nhút nhát hơn mà thôi. Thậm chí, nó có thể gây tư tưởng chống đối cha mẹ, luôn làm ngược lại những điều cha mẹ áp đặt.

Học người Nhật dạy con thông minh với 5 cách “dễ ợt”?
Người Nhật có nhiều cách để dạy con thông minh. Nhưng dù áp dụng cách nào, họ cũng không quên 5 nguyên tắc kể trên để việc dạy con đạt hiệu quả tốt nhất. Mẹ đừng quên kết hợp 5 nguyên tắc đó khi áp dụng 5 cách dạy con thông minh vượt trội dưới đây nhé!

Phát triển sớm 5 giác quan của bé

Các giác quan ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhận thức của bé. Vì vậy, cả 5 giác quan nên được “đánh thức” càng sớm càng tốt.

– Để phát triển thị giác, mẹ nên bắt đầu cho bé nhận biết hai màu đen trắng sau khi được 1 tháng tuổi. Nhận biết các màu sắc khác bằng cách treo nhiều bức tranh màu sắc sặc sỡ ở nơi bé hay chơi, hay ngủ. Khi bé lớn hơn, mẹ nên cho bé xem tranh truyện, cho bé ra ngoài chơi để quan sát và khám phá cuộc sống. Tất cả những việc này sẽ tăng khả năng ghi nhớ, tập trung của bé.

– Để phát triển thính giác, hàng ngày mẹ có thể cho bé nghe nhạc, đọc thơ, đọc truyện, hát và trò chuyện nhiều với trẻ:  Âm nhạc có tác dụng kì diệu với sự phát triển của bé. Mẹ không nên cho bé xem ti vi trước 3 tuổi.

– Để phát triển xúc giác, mẹ Nhật thường chơi cùng bé các trò như cầm, nắm, sờ vào các đồ vật, nguyên liệu khác nhau…

– Để phát triển khứu giác, mẹ hãy cho bé ngửi những mùi hương dễ chịu, có lợi cho thần kinh, làm thư giãn, thư thái đầu óc cho bé. Mẹ cũng có thể cho bé “hít hà” mùi đồ ăn trước khi bé ăn.

– Để phát triển vị giác, mẹ hãy cho bé nếm nhiều mùi vị khác nhau như ngọt, chua, cay, ấm, lạnh…

Kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của bé

Để làm được điều này, trước hết người Nhật rèn con tự lập từ trong suy nghĩ. Họ sẽ để con suy nghĩ xem mặc gì trong các trường hợp khác nhau hay cần chuẩn bị những gì cần thiết khi đi ra ngoài…Trẻ em Nhật được tự quyết định các vấn đề cá nhân trong phạm vi cho phép. Cha mẹ sẽ giải thích và góp ý nhẹ nhàng nếu trẻ không đưa ra phương án tốt nhất. Họ cũng dành nhiều thời gian để chơi cùng, học cùng và giải đáp những thắc mắc, giúp thỏa mãn trí tò mò và sự khám phá của bé.

Phát triển ngôn ngữ sớm

Phát triển ngôn ngữ không khi nào là sớm quá đối với người Nhật, ngay cả khi em bé chưa nói được và chưa hiểu hết những gì cha mẹ nói. Cha mẹ Nhật nói chuyện với con rât nhiều, họ dùng tay, dùng các đồ vật hỗ trợ để bé hiểu được những gì họ nói.

Cha mẹ Nhật cũng dạy trẻ nhiều chủ đề từ vựng bằng các giáo cụ trực quan như đồ vật trong nhà, các món ăn, các loại hoa quả…Họ cũng sáng tạo ra nhiều trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho bé như trò học thuộc lòng bài thơ, bài hát, trò hỏi đáp, trò đoán tên đồ vật…Người Nhật quan niệm ngôn ngữ càng phát triển thì cơ hội học khỏi, khám phá và nhận thức càng cao.

Kích thích sự vận động ở trẻ

Người Nhật đi bộ rất nhiều. Đó cũng là một cách rèn luyện trí tuệ. Vì thế, ngay từ nhỏ, các bạn bé đã được kích thích vận động rất nhiều như một cách dạy con thông minh của người nhật. Từ việc đi bộ đến trường, tham gia các hoạt động ngoài trời, chú trọng giáo dục thể chất ở gia đình và trong nhà trường. Cơ thể có khỏe mạnh, trí tuệ mới minh mẫn. Và vận động cũng là cách để giúp bé có thêm cơ hội khám phá thế giới bên ngoài.

Phát hiện sớm tài năng tiềm ẩn của bé

Mỗi em bé khi sinh ra đều có khả năng đặc biệt và khác nhau ở mỗi bạn. Để dạy con thông minh, việc phát hiện khả năng của bé từ sớm có vai trò quan trọng. Việc này giúp cha mẹ tạo điều kiện và cơ hội để bé thể hiện và phát triển năng lực một cách tối đa.

Mẹ có thể phát hiện được khả năng tiềm ẩn của bé bằng nhiều cách như: Quan sát niềm đam mê tự nhiên của bé; hỏi ý kiến giáo viên hoặc người hướng dẫn bé trong quá trình học tập; quan tâm đến thành tích bé đạt được; dựa vào những hoạt động mà bé hào hứng tham gia; cách bé lựa chọn chương trình ti vi…